Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì ?

Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì ? Tinh dầu tràm nổi tiếng là một dược chất có tác dụng kháng khuẩn. Ở Việt Nam, tinh dầu tràm thường được sử dụng phổ biến để đề phòng ho, cảm lạnh ở trẻ em và phụ nữ sau sinh. Hãy cùng theo dõi bài viết sau hiểu để rõ về công dụng, cách dùng cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng loại tinh dầu tràm.

Tràm là một chi thực vật với hơn 200 loài thành viên, trong đó có 3 loài cho chất lượng tinh dầu tốt nhất được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là tràm trà, tràm gió và tràm năm gân. Bài viết sau sẽ đề cập đến tinh dầu từ cây Tràm gió, là loài cây mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta, mang đến tác dụng giống như kháng sinh, có thể giúp phòng chống những bệnh do thời tiết như ho, cảm cúm.

Tinh dầu tràm thường được chiết xuất từ các bộ phận như lá, thân, cành của cây Tràm gió chủ yếu bởi phương pháp cất kéo hơi nước.

Thành phần của tinh dầu tràm có chứa các chất hóa học như Cajeput – 1,8 cineol, linalool, alpha-terpineol và terpinen-4-ol với hoạt tính kháng khuẩn cao nên được ứng dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực thực phẩm và thuốc điều trị bệnh.

Theo quan điểm y học cổ truyền, tinh dầu tràm có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vị này khi dùng sẽ vào 2 kinh tỳ và phế, có công năng hoạt huyết khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát trùng.

Tinh Dầu Tràm Có Mấy Loại ?

1. Tinh Dầu Tràm Có Mấy Loại ?

Tinh dầu tràm là sản phẩm được tạo ra bằng phương pháp chưng cất lá, thân và cành của cây tràm. Tinh dầu tràm thật hay nguyên chất là loại tinh dầu không bị pha loãng với nước hay pha trộn thêm bất kì thành phần phụ gia nào. Hiện nay, tinh dầu tràm có hai loại phổ biến đó là tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió.

Tinh dầu tràm trà: Đây là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà, một loại cây thuộc họ Đào kim nương, chúng có nguồn gốc và được khai thác lần đầu tiên bởi người Úc chính vì thế nó rất phổ biến ở quốc gia này. Tinh dầu tràm trà có thành phần hóa học chủ yếu là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol, có thể sử dụng để chăm sóc da và trị mụn khá hiệu quả.

Tinh dầu tràm gió: Đúng như tên gọi của nó đây là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm gió – một loài cây thân gỗ được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Loại tinh dầu này có thành phần hóa học gồm 1.8- Cineol, α-Terpineol và Limonene. Chúng có tác dụng giúp kháng khuẩn, làm dịu vết thương do muỗi hoặc côn trùng cắn và còn dùng để chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp.

Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì ?

1. Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì ?

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Nhiều nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng các thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineol và α-terpineol có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut, chống ký sinh trùng và chống oxy hóa.

Giảm ho, cảm lạnh

Tác dụng này cũng xuất phát từ công dụng giúp kháng khuẩn, kháng virut của tinh dầu tràm. Theo kinh nghiệm truyền thống, tinh dầu này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thuốc nam để giảm các triệu chứng và phòng ngừa ho, cảm lạnh, sổ mũi. Tinh dầu tràm có điểm đặc biệt so với các loại tinh dầu khác là nó rất êm dịu, không gây nóng, không bỏng rát. Vì vậy, loại tinh dầu rất hữu ích cho việc chăm sóc sau sinh cho phụ nữ và trẻ sơ sinh để phòng ngừa nguy cơ cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp.

Hỗ trợ giảm đau

Ở người cao tuổi, đau nhứt xương khớp vẫn luôn được xếp vào một trong những căn bệnh phổ biến, khi mà xương khớp giảm đi sự linh hoạt và cứng cáp. Khi thoa lên da, chất cineole chứa trong tinh dầu tràm sẽ hoạt động với cơ chế gây nóng và kích ứng bề mặt, từ đó tạo nên tác động giúp giảm đau vùng cơ xương khớp bên dưới da.

Làm sạch không khí

Để không gian sống có hương thơm dịu mát và mang lại cảm giác sảng khoái, bạn có thể làm sạch không khí với tinh dầu tràm. Nếu như đang gặp phải căng thẳng, mệt mỏi, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận hiệu quả thư giãn từ việc hít thở bầu không khí thoang thoảng tinh dầu Tràm.

1.1. Tác dụng của tinh dầu tràm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Xua đuổi muỗi và côn trùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 725.000 người chết và hơn nửa tỷ người mắc các bệnh truyền nhiễm, muỗi giết người thầm lặng thông qua mỗi lần chích vào da, các nhà khoa học cho rằng chúng còn nguy hiểm hơn cả hổ hay cá mập.

Muỗi tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật lây truyền sang cho con người có thể dẫn đến tử vong như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não… trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc xịt muỗi nhưng thường đem lại hiệu quả không cao, có mùi hóa chất rất khó chịu, gây ngộ độc nhẹ cho con người đặc biệt là trẻ em khi hít phải.

Theo các nghiên cứu, muỗi định vị và tìm đến con mồi thông qua mùi hương, bởi chúng có thị lực rất kém và chỉ phân biệt được hai màu sáng và tối mà thôi. Chính vì vậy, trong tinh dầu tràm có chứa hàm lượng lớn cineole có mùi thơm và dễ lan tỏa trong không khí, dễ dàng thâm nhập vào các tế bào thần kinh của muỗi.

Khi hít phải mùi hương này, tế bào thần kinh của muỗi sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến choáng, mất phương hướng, không xác định được mục tiêu con mồi. Khi hít phải lượng đủ nhiều, muỗi sẽ bị tê liệt hoàn toàn và chết.

Từ đó, chỉ cần thoa dầu tràm lên da giúp tránh được muỗi đốt đặc biệt nếu bị côn trùng cắn dùng dầu tràm xoa để giảm sưng, đau và giảm ngứa rất nhanh. Kết hợp với mùi hương dịu nhẹ của tinh dầu tràm giúp thư giãn, bé yêu tha hồ vui chơi mà không lo muỗi đốt.

Chống đầy hơi, ăn không tiêu

Quá trình hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể trẻ gặp khó khăn sinh ra lượng khí hư và chất thải không thoát ra ngoài được, ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, tức bụng và khó chịu.

Ba mẹ hãy nhỏ tinh dầu tràm lên lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lệ vùng bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 – 20 phút sẽ làm bụng bé ấm lên, kích thích tuần hoàn hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bé không còn cảm thấy tức bụng mà thay vào đó là cảm giác vô cùng dễ chịu.

Giảm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường xuyên bị nghẹt mũi, dẫn đến thở khò khè, khó thở bởi tình trạng mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Nhờ 1,8-Cineol, tinh dầu tràm giúp giãn phế quản, tăng cường đưa oxy trực tiếp đến các tế bào phế nang để giải quyết trình trạng khó thở. Vì vậy, khi ngửi hơi dầu tràm sẽ giúp thông thoáng khoang mũi, chất lỏng sẽ nhanh chóng bị tan, trả lại cho trẻ làn không khí trong lành, thở dễ dàng.

Tác Dụng Của Tinh Dầu Tràm

1.2. Công dụng của tinh dầu tràm đối với phụ nữ mang thai và sau sinh

Phụ nữ mang thai và sau sinh cơ thể vô cùng nhạy cảm, các bà mẹ rất cần được chăm sóc chu đáo ở giai đoạn này, ngoài bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ khẩu phần ăn, cần quan tâm hơn đến nhu cầu tinh thần, bởi tâm lý khi mang thai và sau sinh thường bất ổn, dễ stress và trầm cảm.

Thư giãn tinh thần

Bạn cần hiểu rằng, không phải tinh dầu thiên nhiên nào cũng tốt cho phụ nữ có thai, nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra các cơn đau co thắt, tăng huyết áp, ức chế thuốc,… Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Gợi ý tinh dầu tràm cho mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh đem lại hiệu quả tuyệt vời. Trong quá trình chuyển dạ, tình dầu tràm sẽ giúp các mẹ cảm thấy thư giãn, và tập trung hơn. Với đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu tràm còn giúp bảo vệ mẹ tốt hơn, ngăn ngừa một số loại bệnh về da hay đường hô hấp.

Giảm đau nhức xương cốt, phù nề

Phụ nữ mang thai thường hay mắc phải những triệu chứng như đau nhức xương, cơ, khớp và phù nề. Đây là những cơ chế bình thường do sự hình thành và lớn lên của thai nhi, cơ thể mẹ cung cấp canxi và chất dinh dưỡng, cũng như cần dự trữ nước trong cơ thể vì thế sẽ gây ra những vấn đề như vậy. Chúng ta có thể sẽ cần phải bổ sung thêm lượng canxi, chất dinh dưỡng với cơ chế ăn uống phù hợp theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.

Nhưng cùng với đó thì tinh dầu tràm cũng sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ làm giảm đi những vấn đề trên bằng cơ chế riêng của nó. Thành phần trong tràm sẽ giúp làm ấm khu vực xương khớp, cơ bắp bị đau, đồng thời tăng cường cơ chế hoạt động của mạch máu, giúp chúng lưu thông được tốt hơn, tăng cường việc trao đổi chất … từ đó sẽ làm giảm đi cảm giác đau đớn, nhức mỏi, phù nề hiệu quả. Đây là một trong những tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh mà người thân (người chồng, em ) nên hỗ trợ và giúp đỡ.

Tránh gió, giữ ấm cơ thể

Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh có thể trạng cơ thể rất dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài như nhiệt độ, không khí, thời tiết … chính vì thế mà trong giai đoạn này các mẹ cần phải có những cơ chế bảo vệ, cũng như phòng tránh những điều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể cũng như thai nhi.

Cách Dùng Tinh Dầu Tràm

2. Cách Dùng Tinh Dầu Tràm

Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho: có thể cho tinh dầu tràm hòa vào nước tắm hoặc dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương… sau khi tắm, trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi nhằm mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ, kể cả các bé sơ sinh. Bé được tắm nước có pha loãng tinh dầu tràm sẽ giúp cho cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho và muỗi đốt vì loại côn trùng này rất sợ tinh dầu tràm. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé.

Chống viêm nhiễm: Tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà, có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.

Chống các chứng đau: Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp bên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho 1 giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng.

Chống ho, làm long đờm, chữa chứng đầy hơi, chậm tiêu: Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi nhằm mục đích giảm ho, long đờm và làm thông thoáng đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Khi bị đầy hơi đau bụng, có thể dùng tinh dầu tràm xoa bụng và uống 1 cốc nước nóng có nhỏ vài ba giọt dầu tràm.

Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu: Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

Chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm 1 giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.

Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân: Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Khi bị nấm bàn chân, dùng dầu tràm thoa vào vùng tổn thương.

Làm sạch và dưỡng da: Hàng ngày nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi một làm việc căng thẳng.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm

3. Những Lưu Ý Khi Dùng Tinh Dầu Tràm

Không nên để tinh dầu tràm vào các bộ phận nhạy cảm

Mắt, da là hai bộ phận vô cùng nhạy cảm. Niêm mạc mắt rất dễ bị tổn thương, vì thế không nên nhỏ bất cứ tinh dầu tràm nguyên chất vào mắt, chúng sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mắt, làm giảm thị lực nếu ở liều lượng cao sẽ gây hư hại mắt. Nếu chẳng may tinh dầu tràm rơi vào mắt, hãy nhanh chóng dùng sữa tươi hoặc dầu oliu để làm giảm nồng độ của tinh dầu ngay lập tức.

Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa về mắt, da khám, nhận định mức độ tổn thương để có những phương án xử lý kịp thời. Đặc biệt, tinh dầu tràm cần để xa tầm tay trẻ em bởi chúng khá tò mò với vật thể lạ.

Không được uống tinh dầu tràm

Mặc dù được xem là “thần dược” trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp thế nhưng khuyến cáo người dùng rằng không dùng tinh dầu tràm để uống. Bởi độ đậm đặc trong tinh dầu tràm nguyên chất sẽ khiến đường hô hấp bị tổn thương như bỏng rát, phồng rộp, có thể kéo theo những biến chứng khác nguy hiểm hơn. Niêm mạc tại đường hô hấp khá nhạy cảm, dễ tổn thương dù chỉ một lượng tinh dầu nhỏ.

Để tránh tình trạng bị quên, nhầm lẫn, an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong gia đình, hãy đánh dấu hoặc dán nhãn kèm theo để cảnh báo và nhắc nhở, đồng thời, cũng nên lưu trữ tách biệt với những loại thuốc mà hàng ngày sử dụng.

Người bị dị ứng mùi hương

Khi tiếp xúc với tinh dầu tràm, người bị dị ứng với mùi hương sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, khó chịu, nên một số người bị dị ứng mùi hương được khuyến cáo không nên dùng sản phẩm.

Phân Phối Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Toàn Quốc – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Tinh Dầu Tràm

Tinh Dầu Tràm Giá: 190,000 Đ / Lọ 68ml

Ưu Đãi Đặc Biệt Mua 2 Tặng 1

Mua Tinh Dầu Tràm Ở Đâu Uy Tín ?

Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất

Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012

Cơ Sở 1: Số 40A Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội

Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0943.979.989 – 02422.606.011

Email: Ntdat29@yahoo.com