Tinh Dầu Oải Hương Có Tác Dụng Gì ? – Hoa Oải Hương được phát hiện và được trồng ở Ả Rập vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Trong hàng ngàn năm, oải hương đã được sử dụng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau. Không chỉ được yêu thích bởi mùi hương cổ điển, tinh dầu oải hương còn rất có nhiều lợi ích linh hoạt trong cuộc sống. Có thể dùng chăm sóc da, cho đến các thói quen thư giãn, chăm sóc sức khỏe,..
Tinh dầu oải hương là một trong những loại tinh dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Cách đây hơn 2500 năm, hoa oải hương đã được biết đến và sử dụng rộng rãi. Không chỉ được nhiều người biết đến với mùi hương dễ chịu, tinh dầu hoa oải hương còn có các công dụng về làm đẹp và cả sức khỏe.
Tinh dầu oải hương được chiết xuất từ hoa và một phần thân của cây oải hương (tên khoa học là: Lavandula angustifolia). Đây là hai vị trí tạo ra dầu chất lượng cao nhất và số lượng nhiều nhất.
Tinh dầu thường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu này được cho là có tác dụng chống viêm, chống nấm, hỗ trợ làm giảm triệu chứng trầm cảm, khử trùng, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu chỉ ra tinh dầu lavender còn có tác dụng hỗ trợ chống co thắt, giảm đau, giải độc, hạ huyết áp và an thần.
1. Thông tin chi tiết tinh dầu oải hương Lavender
Tên tiếng Việt: tinh dầu oải hương, tinh dầu lavender.
Tên tiếng Anh: Lavender essential oil.
Tên Khoa Học: Lavandula angustifolia.
Họ thực vật: họ Hoa môi (Lamiaceae).
Bộ phận chiết xuất: hoa.
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước.
Thành phần hóa học chính: Linalool, linalyl acetate.
Mùi thơm: thơm ngọt, mùi hương thảo mộc, hương hoa tươi và sạch.
Độ lưu hương: mùi hương rõ ràng – độ lưu hương tốt.
Màu sắc: không màu.
Kết hợp lý tưởng với: tinh dầu phong lữ, tinh dầu ngọc lan tây, hương thảo, khuynh diệp, tràm trà, hoàng đàn,..
2. Tinh Dầu Oải Hương Có Tác Dụng Gì ?
Chống nấm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Vi sinh, tinh dầu hoa oải hương có thể có hiệu quả trong việc chống lại các loại nấm có khả năng đề kháng thuốc.
Trong nghiên cứu này, tinh dầu được chưng cất từ chi Lavandula của cây hoa oải hương có khả năng diệt nấm nhờ cơ chế phá hủy màng tế bào nấm một cách mạnh mẽ và thể hiện hoạt tính kháng nấm trên phổ rộng.
Làm lành vết thương
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng đã chỉ ra rằng: Tinh dầu hoa oải hương có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp so sánh tác động làm lành vết thương trên chuột của các phương pháp: kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS), dung dịch nước muối, povidone-iodine và tinh dầu hoa oải hương.
Kết quả thử nghiệm cho thấy vết thương lành nhanh hơn ở nhóm dùng TENS và dùng tinh dầu hoa oải hương so với nhóm đối chứng. Những phát hiện này đã khẳng định khả năng làm lành vết thương của tinh dầu hoa oải hương.
Hỗ trợ làm giảm rụng tóc
Hoa oải hương có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng rụng tóc theo từng mảng. Đây là tình trạng tóc bị rụng ở một số hoặc tất cả các vùng trên cơ thể.
Từ năm 1998, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sử dụng tinh dầu hoa oải hương giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc lên đến 44% sau 7 tháng điều trị.
Một nghiên cứu gần trên chuột cũng chỉ ra rằng việc thoa tinh dầu hoa oải hương trên lưng chuột sẽ giúp lông phát triển trong vòng 4 tuần.
Hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu
Tinh dầu hoa oải hương được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu qua nhiều bài nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
Tinh dầu hoa oải hương giúp giải lo âu, hoặc giảm lo âu, đối với những bệnh nhân có chứng rối loạn lo âu lan tỏa hoặc trầm cảm trong vòng 2 tuần.
Tinh dầu hoa oải hương giúp giảm lo âu tạm thời, mang lại cảm giác bình tĩnh trong điều trị, hiệu quả trong các phòng chờ tại phòng khám nha khoa.
Giảm đau sau khi cắt amidan ở trẻ em
Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng giảm đau sau khi cắt amidan ở trẻ em, giúp làm giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng.
Tác dụng này được chứng minh bởi một nghiên cứu tại Đại học Khoa học Y tế Isfahan, Iran, thử nghiệm trên 48 trẻ em. Kết quả cho thấy nhóm trẻ sử dụng tinh dầu hoa oải hương ít sử dụng thuốc giảm đau Tylenol hơn nhóm chứng còn lại.
Tuy nhiên, nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt đáng kể về tần suất thức dậy vào ban đêm do đau hoặc nhận thức của trẻ về cường độ đau.
Do kích thước mẫu nghiên cứu còn nhỏ, nhiều thử nghiệm hơn cần được thực hiện để khẳng định tinh dầu oải hương có tiềm năng trở thành một loại thuốc giảm đau hiệu quả.
Giảm bớt các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng tinh dầu hoa oải hương có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt.
Nghiên cứu này thực hiện trên 17 người phụ nữ có độ tuổi trung bình là 20,6 tuổi, với các triệu chứng tiền kinh nguyệt nhẹ đến trung bình. Người tham gia thử nghiệm sẽ trải qua một chu kỳ không điều trị bằng tinh dầu hoa oải hương, và chu kỳ kế tiếp có sử dụng tinh dầu hoa oải hương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu hoa oải hương có thể giảm bớt các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt.
Trị mụn trứng cá
So với các biện pháp điều trị mạnh mẽ khác, tinh dầu hoa oải hương là một sự lựa chọn êm dịu để điều trị mụn trứng cá. Tác dụng này đến từ khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn của tinh dầu hoa oải hương.
Ngoài ra, sự kết hợp của tinh dầu hoa oải hương với chiết xuất lô hội còn giúp ức chế hiệu quả sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Làm dịu vết chàm và bệnh vẩy nến
Tinh dầu hoa oải hương có hai chất chống viêm được gọi là linalool và linalyl acetate. Hai chất này giúp làm dịu vết chàm và bệnh vẩy nến, giúp người bệnh giảm các cơn ngứa và sự khó chịu của căn bệnh này.
Để sử dụng tinh dầu hoa oải hương làm dịu vết chàm và bệnh vẩy nến, bạn có thể sử dụng công thức: 2 giọt tinh dầu hoa oải hương, 2 giọt tinh dầu trà xanh, 2 thìa cà phê dầu dừa. Bôi hỗn hợp này lên vết chàm và vẩy nến hằng ngày.
Làm mờ vết thâm
Một tác dụng của tinh dầu hoa oải hương là làm mờ vết thâm, giúp làm đều màu da. Đó là nhờ các chất kháng viêm có bên trong tinh dầu hoa oải hương, giúp giảm các vết thâm và mẩn đỏ, cũng như tình trạng tăng sắc tố da.
Làm mờ các nếp nhăn trên mặt
Sự ảnh hưởng của gốc tự do là nguyên nhân gây ra các nếp nhăn trên khuôn mặt. Tinh dầu hoa oải hương với các chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, sẽ giúp làm giảm các nếp nhăn.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương trộn với dầu dừa và thoa đều lên mặt một hoặc hai lần mỗi ngày như một loại kem dưỡng ẩm giúp làm mờ vết nhăn.
Chống viêm
Tình trạng viêm tấy và đau có thể được điều trị bằng tinh dầu hoa oải hương. Tác dụng chống viêm của tinh dầu hoa oải hương là nhờ các chất chống viêm tự nhiên như linalool và linalyl acetate.
Để điều trị vết viêm, bạn có thể trộn tinh dầu hoa oải hương với dầu dừa, thoa lên vết viêm ba lần một ngày.
Một loại thuốc chống côn trùng
Nhiều loại kem chống mũi hiện nay hay xuất hiện thành phần tinh dầu hoa oải hương. Đó là bởi vì tinh dầu hoa oải hương có tác dụng chống côn trùng.
Bên cạnh đó, tinh dầu hoa oải hương còn giúp làm giảm vết ngứa do côn trùng đốt nhờ các chất chống viêm.
3. Cách Dùng Tinh Dầu Oải Hương
Xông khuếch tán: nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tạo ra không gian bình yên, nhẹ nhàng chuẩn bị cho giấc ngủ, giấc mơ ngọt ngào. Phù hợp xông ở phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách,.. tạo trải nghiệm thư giãn và đuổi muỗi hiệu quả.
Giảm viêm, trị mụn: có thể dùng tăm bông chấm tinh dầu Oải Hương trực tiếp lên phần da mụn để trị mụn.
Ngủ ngon: nhỏ 1 giọt oải hương xoa bóp dưới lòng bàn chân, nhỏ lên gối giúp ngủ ngon hơn.
Massage: kết hợp 1 giọt oải hương với 10 giọt dầu dừa, mát xa ở cùng cần thiết. Dùng để giảm đau bụng kinh, co thắt ruột, chuột rút, đau nhức cơ bắp, giảm đau đầu, cảm lạnh và ho.
Chăm sóc da hàng ngày: thêm 1 giọt tinh dầu hoa oải hương vào kem dưỡng da, sữa rửa mặt, dầu gội để giúp làn da mềm mịn, trẻ trưng.
Tắm: Nhỏ 4 giọt tinh dầu oải hương vào 1 cốc muối Epsom, cho hỗn hợp vào bồn tắm để thư giãn.
Ngâm chân: nhỏ vào nước ấm 2-3 giọt tinh dầu để ngâm chân trước khi ngủ giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức và mệt mỏi.
Xông mặt: nhỏ 2 giọt tinh dầu hoa oải hương vào tô nước nóng, trùm kín đầu để xông mặt. Mặt cách mặt nước 25-30cm, hít thở sâu trong 30s và lâu hơn. Cách này giúp làm sạch sâu và dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.
3.1. Cách Làm Tinh Dầu Oải Hương Tại Nhà
Nguyên liệu làm tinh dầu hoa oải hương:
5 – 6 nhánh hoa oải hương.
200ml dầu olive.
Lọ thủy tinh.
Viên vitamin E.
Miếng vải mỏng.
Cách làm tinh dầu hoa oải hương:
Bước 1: Phơi khô hoa oải hương
Nếu bạn dùng hoa oải hương tươi thì nên cắt bỏ bớt phần cành cứng phía dưới, giữ lại phần từ cuống hoa trở lên.
Sau đó buộc các nhánh hoa oải hương, treo ở chỗ bóng mát hoặc ánh nắng yếu trong khoảng 2-3 tuần để hoa khô. Bạn cũng có thể bọc hoa trong miếng vải để giữ mùi của hoa lâu và tinh dầu không bị hôi.
Lưu ý:
– Không phơi dưới nắng trực tiếp vì làm tinh dầu bị biến chất, không còn mùi.
– Không sử dụng hoa tươi vì tinh dầu sẽ dễ bị hỏng và ít thơm.
Bước 2: Làm vụn và cho hoa vào lọ thủy tinh
Sau khi hoa khô, bạn hãy dùng tay sạch để bóp cho hoa oải hương vụn ra hoặc bạn có thể cho vào cối để nghiền ở mức vừa nhuyễn, không nên quá vụn. Sau đó, cho vào một chiếc lọ thủy tinh.
Lưu ý: Bạn cần phải rửa tay và cối phải được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời không để hoa oải hương tiếp xúc với một giọt nước nào, vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu.
Bước 3: Cho dầu olive vào lọ thủy tinh
Bạn đổ dầu olive vào trong lọ thủy tinh, sao cho xâm xấp lượng hoa trong lọ, rồi dùng một túi ni lông trùm lên miệng lọ thủy tinh để không khí không lọt vào bình, sau đó đậy nắp thật chặt.
Mẹo hay: Ngoài dầu olive, bạn có thể dùng dầu rum hoặc dầu hạnh nhân, vì các loại dầu này có mùi không quá nồng, không lấn át mùi của hoa oải hương.
Bước 4: Phơi nắng và ngâm hoa
Đặt lọ thủy tinh ở nơi có ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp trong thời gian từ 3-6 tuần để tinh dầu hoa oải hương được tiết ra nhanh hơn.
Mẹo hay: Nếu không có nắng, bạn có thể đặt lọ dầu olive và hoa oải hương vào nồi hơi kép đun từ 2-5 giờ và đảm bảo nhiệt độ phải luôn ổn định từ 38- 49 độ C.
Bước 5: Tách tinh dầu
Sau 3-6 tuần, tinh dầu trong hoa oải hương đã được tiết ra. Bạn hãy dùng một miếng vải mỏng sạch, đặt lên miệng chén và đổ hỗn hợp dầu oải hương đã ngâm lên đó để tách dầu và bã riêng ra.
Mẹo hay: Để tinh dầu thơm hơn, bạn có thể cho thêm hoa oải hương vào tinh dầu đã lọc rồi thực hiện lại các bước trên.
Thành phẩm
Đổ phần dầu oải hương vào một lọ thủy tinh tối màu khác và đảm bảo là đã được vệ sinh sạch sẽ, sau đó đậy kín nắp lọ và bảo quản tinh dầu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Bạn có thể thêm vài giọt vitamin E vào trong tinh dầu hoa oải hương để giữ chúng được lâu hơn, kéo dài thời gian sử dụng.
4. Những Lưu Ý Khi Dùng Tinh Dầu Oải Hương
Tinh dầu oải hương có thể được dùng rất phổ biến, nhưng để tránh việc sử dụng không đúng mang lại một số tác dụng phụ thì cần lưu ý điều sau:
Không được nuốt trực tiếp tinh dầu oải hương vì nó có thể gây độc. Dạng chế duy nhất có thể dùng là trà oải hương, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, đau đầu và tăng cảm giác thèm ăn.
Dù là thảo dược nhưng với một số người khi thoa lên da đôi khi có thể gây kích ứng. Cho nên, trước khi dùng cần thử trước một lượng nhỏ trên da xem có bị kích ứng hay không, đặc biệt với những người hay bị kích ứng da.
Sử dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu hoa oải hương trên da có thể không an toàn cho trẻ em chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là vì loại tinh dầu này có thể ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể của trẻ và có thể dẫn đến sự tăng phát triển mô vú bất thường ở các bé trai.
Thận trọng dùng khi mang thai hay cho con bú.
Bạn có thai hoặc cho con bú, cơ địa dị ứng hay có tình trạng bệnh toàn thân khác nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.
Tinh dầu này có thể làm tăng tác dụng an thần, nên nếu bạn đang dùng các loại thuốc có tác dụng an thần cũng lên chú ý. Vì nó có thể gây tình trạng buồn ngủ quá mức.
Tóm lại, tác dụng của tinh dầu hoa oải hương rất đa dạng, tùy mục đích sử dụng mà bạn có thể có các cách sử dụng khác nhau. Một số tác dụng còn chưa được nghiên cứu chứng minh rõ ràng nên chú ý khi sử dụng. Ngoài ra, nó cũng có thể gây một số tác dụng phụ và tương tác thuốc nên hết sức thận trọng khi dùng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu tinh dầu hoa oải hương có tác dụng gì trước, sau đó cân nhắc việc sử dụng tinh dầu hoa oải hương.
Phân Phối Tinh Dầu Oải Hương Nguyên Chất Toàn Quốc – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Tinh Dầu Oải Hương Giá: 390,000 Đ / Lọ 68ml
Ưu Đãi Đặc Biệt Mua 3 Tặng 1
Mua Tinh Dầu Oải Hương Ở Đâu Uy Tín ?
Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Tinh Dầu Oải Hương Nguyên Chất
Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012
Cơ Sở 1: Số 40A Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội
Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0943.979.989 – 02422.606.011
Email: Ntdat29@yahoo.com