Tinh Dầu Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì ?

Tinh Dầu Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì ? – Ngải cứu là một loại cây lâu năm vốn có ở Bắc Phi, Châu Âu, Alaska và Châu Á. Ngải cứu là 1 loại cây bụi có màu xanh đậm, có thể được sử dụng làm gối. Tinh dầu ngải cứu được sử dụng để giảm viêm, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt và điều trị ký sinh trùng.

Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu…

Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp…

Tinh Dầu Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì ?

1. Tinh Dầu Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì ?

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp Oncotarget vào năm 2017 ghi nhận việc sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh động kinh trong y học thảo dược truyền thống ở Hoa Kỳ. Mùi hương của tinh dầu ngải cứu sẽ tác động đến hệ thần kinh, làm dịu đi các cơn động và tình trạng rối loạn phân ly.

Bên cạnh đó, tinh dầu ngải cứu còn có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ, hỗ trợ làm dịu các cơn đau bụng, buồn nôn và mệt mỏi trong thời gian đến kỳ.

Tinh dầu ngải cứu còn có công dụng rất to lớn trong việc chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa. Nó giúp điều chỉnh và kích thích hệ tiêu hóa tiết ra dịch để quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn.

Ngoài ra, tinh dầu ngải cứu còn giúp ích rất nhiều cho người bị suy thận mãn tính nếu biết dùng đúng cách. Là một chất kích thích, giúp tăng cường lợi tiểu về cả số lượng và chất lượng, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nếu được lợi tiểu.

Tinh dầu ngải cứu còn được sử dụng như một biện pháp diệt giun cho đường ruột bởi tính độc của nó, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng cho trẻ em.

Giảm đau bụng kinh

Tinh dầu ngải cứu có thể giúp dòng chảy kinh nguyệt lưu thông đều đặn bằng cách thúc đẩy dòng máu chảy ra khỏi tử cung và không bị cản trở. Ngoài ra, dầu còn có khả năng cải thiện những vấn đề khác liên quan đến vấn đề kinh nguyệt ở nữ giới, chẳng hạn như đau bụng, mệt mỏi, đau đầu và thậm chí buồn nôn.

Thêm vào đó, dầu ngải cứu cũng giúp duy trì sức khỏe và khả năng hoạt động của tử cung bằng cách kích thích quá trình đào thải chất độc hại cũng như tăng cường tiết ra các hormone có lợi cho bộ phận này.

Như vậy, nguy cơ gặp phải các tình trạng viêm cổ tử cung, u nang, u xơ và khối u sẽ giảm đi rất nhiều khi bạn sử dụng tinh dầu từ lá ngải cứu.

Cách dùng dầu khá đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng dầu ngải cứu cùng dầu nền (như dừa, dầu jojoba hoặc dầu hạnh nhân) và nhẹ nhàng xoa lên vùng bụng của bạn.

Tốt cho não bộ

Tinh dầu ngải cứu là một phương thuốc chống động kinh và chống bệnh tâm căn hysteria tự nhiên tuyệt vời nhờ vào khả năng làm dịu.

Không chỉ vậy, dầu có thể thúc đẩy cảm giác thư giãn xuất hiện, từ đó làm giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Đồng thời, mùi hương của ngải cứu cũng hỗ trợ bạn nâng cao hiệu suất làm việc do sự tập trung được đẩy mạnh.

Pha loãng tinh dầu ngải cứu cùng với dầu hoa oải hương và khuếch tán trong không khí sẽ thúc đẩy sự tập trung tinh thần và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, dầu còn có tác dụng làm dịu đối với các bệnh lý như động kinh hoặc bệnh tâm căn hysteria.

tinh dầu ngải cứu tốt cho hệ tiêu hóa

Tốt cho hệ tiêu hóa

Dầu ngải cứu là một phương thuốc hoàn toàn tự nhiên để chữa các rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề tiêu hóa bởi dầu có thể kích thích cơ thể tiết ra mật cùng các enzyme tiêu hóa. Từ đó tạo điều kiện cho việc xử lý và hấp thụ thức ăn giúp chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thụ tốt hơn.

Không chỉ vậy, dầu từ lá ngải cứu còn giúp loại bỏ tình trạng nhiễm giun bằng cách ức chế vi khuẩn sinh sôi ở đường tiêu hóa. Đóng vai trò như một “dũng sĩ diệt giun”, những loại giun như giun tròn và sán dây sẽ bị đào thải, giúp quá trình phát triển thể chất diễn ra hiệu quả.

Hãy pha loãng tinh dầu ngải cứu với dầu nền theo tỷ lệ 1: 1 và xoa bóp lên vùng bụng dưới hoặc dạ dày của bạn để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Đào thải độc tố

Đóng vai trò một chất lợi tiểu, dầu ngải cứu giúp loại bỏ sự tích tụ của các chất có hại, chẳng hạn như urê, axit uric, muối dư thừa, chất béo và nước, thông qua hoạt động tiểu tiện. Như vậy, cơ thể bạn sẽ được loại bỏ các chất độc hại và được làm sạch, đảm bảo hoạt động của các cơ quan quan trọng được diễn ra trơn tru, đặc biệt là ở gan và thận.

Hơn nữa, yếu tố thải độc từ dầu rất hữu ích cho những người đang bị béo phì, cao huyết áp và thậm chí thấp khớp, viêm khớp cũng như bệnh gout vì những tình trạng này được tạo ra bởi sự tích tụ độc tố trong cơ thể. Bằng cách thải độc, dầu cũng có thể giúp cân bằng mức huyết áp.

Cách dùng tinh dầu ngải cứu không hề phức tạp, bạn có thể thêm một vài giọt dầu vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong vài phút để thúc đẩy quá trình thải độc.

Bên cạnh các tác dụng chính ở trên, một số lợi ích của tinh dầu ngải cứu thú vị khác mà bạn có thể tham khảo là:

Giảm đau do mụn trứng cá, chàm và vảy nến.

Hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch trong trường hợp bạn đang mắc bệnh.

Việc nhỏ một vài giọt tinh dầu vào gối sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.

Cách Dùng Tinh Dầu Ngải Cứu

2. Cách Dùng Tinh Dầu Ngải Cứu

Xoa bóp, giảm đau nhức: Kết hợp tinh dầu ngải cứu nguyên chất với dầu nền thiên nhiên (dầu jojoba, dầu oliu) theo tỉ lệ 1/20. Xoa đều hỗn hợp này lên vùng vai gáy, cơ khớp. Massage nhẹ nhàng tầm 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Đây là phương pháp giảm sưng đau gân cơ, viêm phù nề, tụ máu, vết bầm hiệu quả do thiên nhiên ban tặng.

Ngâm trị liệu: Cho vài giọt tinh dầu ngải cứu vào bồn nước ấm để tắm, giúp cơ thể thơm tho đồng thời điều trị các bệnh lý về da, suy nhược cơ thể, …

Xông hơi giải cảm: Nhỏ tinh dầu ngải cứu kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm gió vào một chậu nước nóng; Lấy khăn phủ kín cả mặt và chậu nước; Để hơi nóng của hỗn hợp tỏa lên mặt trong 15 phút rùi mở ra và rửa sạch với nước. Phương pháp xông hơi này sẽ giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm.

Kháng khuẩn, làm sạch không khí: Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu ngải cứu vào đèn xông tinh dầu để xông thơm phòng, sát khuẩn, làm sạch không khí.

Trị mụn: Trộn đều 3-4 giọt tinh dầu ngải cứu với 10ml dầu oliu. Thoa lên mặt đặt biệt là những vùng da bị mụn để qua đêm, sáng dậy rửa mặt sạch với nước. Phương pháp này không chỉ làm sạch mụn, mà còn giúp dưỡng trắng da, làm sạch nhờn, hết sẹo hiệu quả.

3. Cách Làm Tinh Dầu Ngải Cứu

Nếu muốn tự làm cho bản thân một lọ tinh dầu từ lá ngải cứu, bạn có thể làm theo gợi ý sau:

Nguyên liệu:

  • Đá lạnh.
  • Nồi đun.
  • Lá ngải cứu.
  • Bình thủy tinh.
  • 1 chiếc bát nhỏ.

Cách thực hiện:

Bước 1: Ngâm và rửa sạch ngải cứu.

Bước 2: Cắt nhỏ lá, cho ngải cứu vào nồi và đổ nước đầy khoảng 1/3 nồi.

Bước 3: Cho bát (chén) vào giữa nồi, thả 2 – 3 viên đá nhỏ vào chén bắt đầu bật lửa nhỏ, đậy nắp nồi.

Bước 4: Khi đá đã tan chảy, bạn tiếp tục bỏ thêm đá vào chén. Lặp lại bước này từ 45 – 60 phút.

Do được đun nóng, chiết xuất từ lá ngải cứu sẽ được tiết ra và bay theo hơi nước để bốc hơi lên trên. Khi gặp lạnh, chiết xuất ngải cứu bắt đầu ngưng tụ ở trên nắp nồi và dần rơi xuống phía miệng chén.

Bước 5: Dùng ống bơm để hút lấy phần tinh dầu bên trên và đựng vào một lọ thủy tinh. Bảo quản dầu ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Những Lưu Ý Khi dùng Tinh Dầu Ngải Cứu

4. Những Lưu Ý Khi Dùng Tinh Dầu Ngải Cứu

Không được trực tiếp uống dầu.

Không dùng dầu với liều lượng cao bởi có thể gây kích ứng.

Không dùng dầu cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai.

Để điều trị giun đường ruột cho trẻ em, chỉ dùng một lượng nhỏ dầu để bôi ngoài da.

Tinh dầu ngải cứu cũng có tác dụng gây nghiện, đặc biệt là trên não và hệ thần kinh. Do đó, nếu bạn đang khuếch tán tinh dầu, hãy nhớ trộn đều với các loại tinh dầu khác và không khuếch tán quá 30 phút. Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng sau một vài lần hít vào, thì hãy dừng lại ngay lập tức.

Tinh dầu ngải cứu thường được sử dụng như một phương pháp điều trị đau bụng kinh và vô kinh. Dầu còn có thể tăng cường trí nhớ và sự tập trung khi kết hợp với các loại tinh dầu khác, chẳng hạn như tinh dầu xô thơm và tinh dầu hương thảo.

Bên cạnh lợi ích sức khỏe, loại dầu này đôi khi cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn hãy chú ý đến lượng dầu sử dụng để đảm bảo an toàn nhé.

Phân Phối Tinh Dầu Ngải Cứu Nguyên Chất Toàn Quốc – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Tinh Dầu Ngải Cứu

Tinh Dầu Ngải Cứu Giá: 120,000 Đ / Lọ 68ml

Ưu Đãi Đặc Biệt Mua 2 Tặng 1

Mua Tinh Dầu Ngải Cứu Ở Đâu Uy Tín ?

Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Tinh Dầu Ngải Cứu Nguyên Chất

Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012

Cơ Sở 1: Số 40A Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội

Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0943.979.989 – 02422.606.011

Email: Ntdat29@yahoo.com