Cách Dùng Tinh Dầu Ngải Cứu – Theo nghiên cứu được công bố trên tạp Oncotarget vào năm 2017 ghi nhận việc sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh động kinh trong y học thảo dược truyền thống ở Hoa Kỳ. Mùi hương của tinh dầu ngải cứu sẽ tác động đến hệ thần kinh, làm dịu đi các cơn động và tình trạng rối loạn phân ly.
Bên cạnh đó, tinh dầu ngải cứu còn có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ, hỗ trợ làm dịu các cơn đau bụng, buồn nôn và mệt mỏi trong thời gian đến kỳ.
Tinh dầu ngải cứu còn có công dụng rất to lớn trong việc chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa. Nó giúp điều chỉnh và kích thích hệ tiêu hóa tiết ra dịch để quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn.
1. Cách Dùng Tinh Dầu Ngải Cứu Đúng Cách
Hiện nay, công dụng của tinh dầu ngải cứu đã được ứng dụng phổ biến trong y học và chế biến thực phẩm, đồ uống. Tinh dầu ngải cứu được sử dụng trong sản xuất nước hoa và xà phòng, tuy nhiên hàm lượng của nó cần đạt chuẩn theo quy định, vì đây được cho là hương liệu bị hạn chế do độc tính của nó đối với con người.
Trong thời gian mùa đông lạnh, đa số sẽ ở trong môi trường kín, khuếch tán tinh dầu ngải cứu không chỉ giúp bạn cảm thấy thư giãn và còn làm sạch bầu không khí, giảm cảm giác khó chịu cho đường hô hấp.
Xoa bóp, giảm đau nhức: Kết hợp tinh dầu ngải cứu nguyên chất với dầu nền thiên nhiên (dầu jojoba, dầu oliu) theo tỉ lệ 1/20. Xoa đều hỗn hợp này lên vùng vai gáy, cơ khớp. Massage nhẹ nhàng tầm 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Đây là phương pháp giảm sưng đau gân cơ, viêm phù nề, tụ máu, vết bầm hiệu quả do thiên nhiên ban tặng.
Ngâm trị liệu: Cho vài giọt tinh dầu ngải cứu vào bồn nước ấm để tắm, giúp cơ thể thơm tho đồng thời điều trị các bệnh lý về da, suy nhược cơ thể, …
Xông hơi giải cảm: Nhỏ tinh dầu ngải cứu kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm gió vào một chậu nước nóng; Lấy khăn phủ kín cả mặt và chậu nước; Để hơi nóng của hỗn hợp tỏa lên mặt trong 15 phút rùi mở ra và rửa sạch với nước. Phương pháp xông hơi này sẽ giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm.
Kháng khuẩn, làm sạch không khí: Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu ngải cứu vào đèn xông tinh dầu để xông thơm phòng, sát khuẩn, làm sạch không khí.
Trị mụn: Trộn đều 3-4 giọt tinh dầu ngải cứu với 10ml dầu oliu. Thoa lên mặt đặt biệt là những vùng da bị mụn để qua đêm, sáng dậy rửa mặt sạch với nước. Phương pháp này không chỉ làm sạch mụn, mà còn giúp dưỡng trắng da, làm sạch nhờn, hết sẹo hiệu quả.
1.1. Cách Làm Tinh Dầu Ngải Cứu Tại Nhà
Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để tự làm tinh dầu ngải cứu ngay tại nhà:
Nguyên liệu: Đá lạnh, Nồi đun, Lá ngải cứu, Bình thủy tinh, Bát nhỏ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đem ngâm và rửa thật sạch lá ngải cứu.
Bước 2: Cắt nhỏ lá ngải cứu đã được rửa sạch, sau đó cho vào nồi có chứa nước khoảng 1/3 nồi.
Bước 3: Đặt bát nhỏ đã chuẩn bị vào giữa nồi, đậy nắp ngược rồi cho khoảng 2 – 3 viên đá lạnh lên trên, đun trên lửa nhỏ.
Bước 4: Tiếp tục cho đá lạnh lên nắp khi đá tan, lặp lại bước này trong khoảng thời gian từ 45 – 60 phút.
Bước 5: Dùng ống bơm để hút lấy phần tinh dầu đọng lại trong chén, bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh và tránh tiếp xúc với ánh mắt trời, nơi ẩm ướt.
2. Ngải Cứu Có Tốt Cho Phụ Nữ Có Thai Hay Không ?
Theo tạp chí sức khỏe uy tín Healthline, trong thời gian mang thai phụ nữ không nên ăn ngải cứu, vì nó thiếu thông tin an toàn với mẹ và bé.
Những người có tiền sử sinh non, sảy thai, có cơ địa yếu và nhất là trong 3 tháng đầu thai kì nên tránh ăn ngải cứu.
NCBI (National Center for Biotechnology Information) đã có một nghiên cứu điều tra sự ảnh hưởng của ngải cứu đối với khả năng sinh sản, phát triển thể chất và hành vi của chuột con từ những ngày sơ sinh đến cai sữa. Kết quả, chuột tiếp xúc với ngải cứu làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh sản. Do đó nghiên cứu kết luận không nên dùng ngải cứu trong thời kỳ mang thai.
2.1. Tác Dụng Phụ Của Ngải Cứu
Dị ứng: Nếu là người có cơ địa dị ứng với các thành viên thuộc họ cúc, chẳng hạn như cỏ phấn hương và cúc vạn thọ thì nên tránh xa cây ngải cứu nhé !
Mắc các vấn đề về thận: Ngải cứu sẽ gây ra các vấn đề về thận, làm tăng nguy cơ suy thận.
Bệnh tim: Dùng ngải cứ này với thuốc trị bệnh tim warfarin có thể gây chảy máu đường ruột.
Bệnh động kinh: Loại thảo mộc này làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, chẳng hạn như gabapentin và primidone.
3. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Ngải Cứu
Ngoài các lợi ích về sức khỏe mà tinh dầu ngải cứu mang lại, bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau đây để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng tinh dầu:
Tuyệt đối không được uống trực tiếp loại tinh dầu này.
Không để tinh dầu tiếp xúc vào mắt hay vết thương hở, nhất là lửa vì loại này rất dễ cháy.
Không dùng tinh dầu ngải cứu cho phụ nữ mang thai bởi có thể gây sảy thai.
Không lạm dùng và tự ý sử dụng tinh dầu ngải cứu để điều trị bệnh hay thay thế thuốc.
Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên test thử một vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn cơ thể để kiểm tra xem có bị dị ứng hay không.
Ngưng dùng tinh dầu nếu thấy mùi lạ, màu sắc hay kết cấu thay đổi.
Tinh dầu ngải cứu có khả năng gây nghiện, đặc biệt là ở não và hệ thần kinh. Vì vậy, khi sử dụng khuếch tán tinh dầu, bạn cần kết hợp với các loại tinh dầu khác và không được dùng quá 30 phút. Trong quá trình sử dụng nếu bạn cảm thấy chóng mặt hay dừng lại ngay.
Phân Phối Tinh Dầu Ngải Cứu Nguyên Chất Toàn Quốc – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Tinh Dầu Ngải Cứu Giá: 120,000 Đ / Lọ 68ml
Ưu Đãi Đặc Biệt Mua 2 Tặng 1
Mua Tinh Dầu Ngải Cứu Ở Đâu Uy Tín ?
Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Tinh Dầu Ngải Cứu Nguyên Chất
Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012
Cơ Sở 1: Số 40A Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội
Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0943.979.989 – 02422.606.011
Email: Ntdat29@yahoo.com