Cách Dùng Tinh Dầu Tràm Cho Trẻ Nhỏ

Cách Dùng Tinh Dầu Tràm – Tinh dầu tràm được chiết xuất từ thành phần chính là lá của cây tràm hoặc những cây khác thuộc họ tràm như tràm trà, tràm năm gân. Dầu tràm có tính nóng ấm, mùi hơi cay nhưng nhẹ, thơm và rất dễ chịu. Từ thời nhà Nguyễn, tinh dầu tràm được sử dụng để trị bệnh cho người già, người bệnh, giữ ấm cho trẻ sơ sinh, mẹ bầu. Đây cũng là sản phẩm được dùng để tiến cống lên vua chúa, quan lại.

Về nguồn gốc tạo ra tinh dầu tràm được kể lại rằng, từ thời phong kiến khi đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, các dược sư theo chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong mưu sinh. Tại đây họ tìm kiếm và nghiên cứu các loại cây cỏ nhằm chế tạo ra một loại dầu để tiến vua. Sau quá trình mày mò và tìm kiếm họ phát hiện lá cây tràm có nhiều tinh chất dầu, mùi hương của tinh dầu được chiết xuất rất dễ dịu, hơn nữa, khi thoa lên vết thương thì nhanh tan máu bầm và giảm đau nhức hiệu quả. Kể từ đó, tinh dầu tràm được tiến vua và trở thành một dược liệu không thể thiếu trong hoàng cung lúc bấy giờ.

Còn hiện nay, dầu tràm được sản xuất bằng dây chuyền và công nghệ chưng cất tiên tiến hơn, có tính dược liệu cao hơn rất nhiều. Thành phần chính trong dầu tràm có chứa cineol, là một hợp chất tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, thành phần khác là Terpineol trong dầu tràm cũng giúp kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, đặc biệt là virus cúm.

Với hai thành phần tốt và thuần tự nhiên là α-Terpineol và cineol, dầu tràm sử dụng an toàn cho cả những đối tượng “nhạy cảm” là mẹ bầu và trẻ nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân mẹ bầu thường thủ sẵn một chai dầu tràm bên người, để giữ ấm, thư giãn và phòng ngừa một số bệnh nhất định. Ngoài ra, các bà mẹ còn truyền tai nhau nhiều cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn.

Tác Dụng Của Tinh Dầu Tràm

 

1. Cách Bôi Dầu Tràm Cho Trẻ Sơ Sinh

Dầu tràm được chiết xuất từ các bộ phận của cây tràm như cành, lá, thân qua phương pháp chưng cất hơi nước. Vì vậy, các thành phần có trong dầu tràm đều lành tính và an toàn. Cụ thể trong dầu tràm có chứa thành phần chính là Cineol. Đây là một hợp chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa virus gây bệnh. Vì khá lành tính và sở hữu nhiều công dụng hữu ích trong việc chăm sóc tốt cho sức khỏe, chính vì thế dầu tràm là một món đồ cần thiết phải có, đặc biệt ở những gia đình có trẻ nhỏ.

Dưới đây là một số cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh bao gồm:

Hỗ trợ giúp làm lành vết côn trùng cắn trên da bé: Do trong thành phần của dầu tràm có chứa hoạt chất Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn. Vì vậy, khi bị muỗi đốt hay côn trùng cắn, có thể dùng dầu tràm và thoa một chút lên vết cắn nhằm làm giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa và đau cho trẻ sơ sinh.

Hỗ trợ chữa đầy hơi, khó tiêu: Trẻ sơ sinh thường hay gặp phải tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Khi gặp phải trường hợp này, có thể dùng vài giọt dầu tràm cho vào lòng bàn tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài. Hoạt chất Cineol có trong dầu tràm sẽ nhanh chóng thấm vào da và làm nóng vùng bụng của bé. Việc này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, kích thích nhu động ruột và đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

Dùng dầu tràm massage cho trẻ sơ sinh: Hoạt chất Cineol có trong dầu tràm có tác dụng lưu thông khí huyết tốt hơn. Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, các hoạt chất có trong dầu tràm có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết khu phong. Hơn nữa, dầu tràm không có tính nóng nên có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng để massage cho trẻ sơ sinh với làn da dễ nhạy cảm.

Dùng dầu tràm hỗ trợ trị ho: Khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị ho, mẹ chỉ cần dùng vài giọt dầu tràm để massage vùng lưng, ngực và cổ cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Kiên trì thực hiện thì sau 2 – 3 ngày theo cách này, triệu chứng ho của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Dầu tràm giúp hỗ trợ kháng khuẩn: Đây là một trong những công dụng nổi trội nhất của dầu tràm. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn, rồi đặt tại các góc nhà. Việc này sẽ giúp cho bầu không khí trở nên sạch và thơm mát hơn. Mùi hương của dầu tràm cũng tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ sơ sinh.

Dùng dầu tràm pha loãng để tắm cho trẻ sơ sinh: Việc này có công dụng giữ ấm, hỗ trợ phòng các bệnh cảm mạo, viêm da, ho… Khi tắm cho trẻ, nên pha loãng khoảng 3 – 5 giọt dầu tràm, sau đó dùng tay hòa tan đều. Tiến hành tắm bé như bình thường, đối với những bé sơ sinh chưa rụng rốn, không nên để nước tắm có pha loãng dầu tràm rơi vào, vì sẽ làm ướt hoặc gây xót cho trẻ. Tránh rơi vào mắt, mũi sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng, vì vậy không nên rửa mặt cho bé với nước tắm có pha loãng dầu tràm.

Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì ?

1.1. Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Dầu Tràm Cho Trẻ Sơ Sinh

Mặc dù, dầu tràm có thành phần các hoạt chất khá lành tính và an toàn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cho trẻ sơ sinh, cần lưu ý một số điều sau đây để bảo vệ bé và phát huy tốt các công dụng như sau:

Tuyệt đối không bôi dầu tràm lên vùng da nhạy cảm: Đối với dầu tràm nguyên chất, hoạt tính tương đối mạnh. Vì vậy, đối với các vùng da nhạy cảm như đầu, da mặt, cổ… nó có thể gây ra các kích ứng trên da khi bôi trực tiếp dầu tràm lên các vùng da đó. Bởi thế, đối với những vùng da này, cha mẹ có thể bôi một lượng rất nhỏ hoặc pha loãng trước hoặc bôi vào quần áo, khăn choàng cho bé. Đối với các vị trí khác như lòng bàn chân, lưng và ngực, có thể thoa dầu tràm trực tiếp lên những vị trí đó và massage nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, cần theo dõi làn da của trẻ sau khi bôi dầu tràm, nếu da của bé xuất hiện các nốt sưng đỏ hay mẩn ngứa thì nên ngưng bôi dầu tràm nhằm tránh những tổn thương cho da của trẻ. Đặc biệt, không nên bôi dầu tràm lên vết thương hở của trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân có thể làm cho vết thương hở trên da bị kích ứng, dẫn đến việc các mô cơ sẽ bị tổn thương nặng hơn dẫn đến vết thương sẽ khó lành, hoặc thậm chí có nguy cơ bị lở loét, sưng mủ do nhiễm trùng da.

Dùng với liều lượng phù hợp: Nên bôi dầu tràm với liều lượng phù hợp nhất định với trẻ sơ sinh, tránh lạm dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp dùng dầu tràm để pha vào nước tắm cho trẻ nhỏ hoặc dùng để cho bé xông hơi, liều lượng an toàn được khuyến cáo là từ 3 – 5 giọt.

Còn nếu dùng để massage cho bé thì chỉ cần 1 giọt là vừa đủ. Tương tự như khi cần thoa lên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc vị trí vết côn trùng cắn thì liều lượng sử dụng cũng chỉ cần 1 giọt dầu tràm đã đủ. Việc dùng với liều lượng quá mức khuyến cáo có thể khiến cho làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương.

Nên kiểm tra phản ứng trước khi dùng: Mặc dù các thành phần trong dầu tràm khá lành tính và an toàn, nhưng khi sử dụng cho trẻ sơ sinh không thể tránh khỏi một số trường hợp làn da của trẻ dễ bị kích ứng với dầu tràm. Vì vậy, để tránh trường hợp trên xảy ra, ba mẹ nên lưu ý kỹ lưỡng khi dùng cho trẻ.

Trước khi cho trẻ sử dụng, cha mẹ có thể pha loãng 1 ít dầu tràm với nước rồi nhỏ thử lên vùng da của bé. Nếu như ở vị trí đó xuất hiện nốt mẩn đỏ, sưng viêm, dị ứng da… thì da trẻ có thể bị mẫn cảm với tinh dầu tràm. Vì thế, không nên sử dụng cho bé để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngược lại nếu da trẻ vẫn bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu dị ứng gì thì có thể sử dụng dầu tràm bình thường cho trẻ.

Cách Dùng Tinh Dầu Tràm

2. Cách Dùng Tinh Dầu Tràm Đúng Cách

Cách 1: dùng dầu tràm trị vết côn trùng cắn cho bé

Chỉ cần mẹ có chút sơ sót, bé rất dễ bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn. Do đó, việc sử dụng một ngoại vật giúp tiêu diệt hoặc đuổi muỗi là cần thiết. Tuy nhiên,nhiều sản phẩm thuốc bôi chống côn trùng trên thị trường đều dễ gây ra tình trạng kích ứng, bởi da của trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm. Tinh dầu tràm lại khác. Với chiết xuất 100% tự nhiên, lại không nóng như những tinh dầu khác, dầu tràm không chỉ làm dịu nhanh các vết sưng, đau do côn trùng cắn, mà còn rất thân thiện với trẻ. Mùi hương dầu tràm còn giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon.

Ngoài ra, mùi hương từ tinh dầu tràm cũng có thể xua đuổi côn trùng, mẹ bầu hoàn toàn có thể lợi dụng điểm này để xua muỗi đi. Có 3 cách dùng tinh dầu tràm đuổi muỗi như sau:

Cách 1: lấy một lượng dầu tràm vừa phải thoa đều lên quần áo hoặc chăn gối của trẻ trước khi đi ngủ. Nếu đuổi muỗi cho người lớn thì có thể thoa dầu tràm trực tiếp lên da.

Cách 2: cho 3-4 giọt tinh dầu tràm vào máy khuếch tán tinh dầu, mùi dầu tràm sẽ tỏa khắp phòng và xua đuổi muỗi hiệu quả.

Cách 3: nhỏ dầu tràm lên khăn giấy và để gần nơi ngủ, mùi dầu tràm sẽ khiến côn trùng không dám đến gần.
—> Nhập chuột tại đây để biết sản phẩm dầu tràm được các mẹ hay dùng.

Cách 2: sử dụng dầu tràm chữa chứng đầy hơi khó tiêu cho trẻ

Một cách khác trong các cách dùng tinh dầu tràm Huế là sử dụng dầu tràm massage vùng bụng cho trẻ khi trẻ gặp vấn đề về đầy hơi, khó tiêu. Phương pháp rất đơn giản, mẹ hãy xoa 3-4 giọt dầu tràm lên lòng bàn tay, sau đó massage lên bụng bé theo chiều kim đồng hồ, xoa đều từ phía trong ra. Tác dụng của việc này giúp cho vùng bụng của bé được làm nóng, từ đó giúp máu lưu thông nhanh, quá trình co bóp dạ dày hoạt động mạnh và các hơi ứ được đẩy ra ngoài.

Cách 3: dùng dầu tràm làm sạch không khí

Trong không khí có rất nhiều hạt bụi, ẩm mốc và vi khuẩn nhỏ, bạn cần “lọc” không khí để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là trong các mùa dịch bệnh. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ chuẩn bị một nồi nước đã được đun sôi, nếu có thêm một vài lá sả bên trong càng tốt, hoặc tối ưu hơn là dùng thiết bị xông điện tử (máy khuếch tán tinh dầu).

Bước 2: Mẹ hãy cho 3-5 giọt tinh dầu tràm vào nồi nước (hoặc máy) đã chuẩn bị, để hơi nước từ nồi (hoặc máy) bốc lên khắp phòng.

Do có tính kháng khuẩn nên khi được dùng để xông phòng, dầu tràm sẽ góp phần lọc sạch không khí, cho mùi hương dịu nhẹ, góp phần bảo vệ sức khỏe tối đa cho mẹ và bé.

Chưa hết, mẹ cũng có thể dùng dầu tràm để xông giải cảm, thay cho nước thuốc, nước lá. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả trị bệnh tốt. Xem chi tiết tại đây!

Tinh Dầu Tràm Có Mấy Loại ?

Cách 4: trị ho cho mẹ bầu, trẻ nhỏ và người già

Ho, cảm lạnh, cảm cúm… là những vấn đề thường gặp ở mẹ bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, họ lại không thể tự do uống thuốc như người khác. Với mẹ bầu, uống thuốc khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, còn đối với trẻ sơ sinh thì chất kháng sinh bên trong sẽ khiến trẻ bị táo bón. Vì hạn chế dùng thuốc, cho nên các mẹ thường trị bệnh bằng tinh dầu tràm. Cách chữa như sau: nếu là mẹ bầu thì xoa trực tiếp lên vùng cổ, lưng và trước ngực, còn với trẻ thì xoa tinh dầu lên tay trước sau đó xoa lên ngực bé theo chiều kim đồng hồ.

Phương pháp này sẽ giúp vùng phổi được nóng lên, thông đờm, giải phế, khắc chế các cơn ho. Đồng thời thành phần cineol với nồng độ cao (40 – 60%) trong tinh dầu tràm giúp diệt khuẩn nhanh giảm ho hiệu quả và giữ ấm tối đa cho vùng da được thoa dầu. Cách trị ho bằng dầu tràm này có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

Cách 5: sử dụng tinh dầu tràm thay sữa tắm cho trẻ

Chỉ 1-2 giọt dầu tắm em bé, da bé được làm sạch và sát khuẩn hiệu quả.

Dầu tràm có nhiều đặc tính tốt như: giữ ấm, tránh gió, xua đuổi côn trùng… tuy nhiên, điểm yếu của sản phẩm này lại là: không tan trong nước. Đây là nguyên nhân các mẹ không thể lấy dầu tràm cho trực tiếp vào nước để tắm cho bé được.

Về công dụng: Dầu tắm em bé có thể thay thế sản phẩm sữa tắm thông thường để làm sạch da bé, chất Cineol giúp cơ thể trẻ được giữ ấm tránh tình trạng cảm lạnh, ho, sổ mũi… Chất Terpineol có tính kháng khuẩn giúp bạn chế các bệnh về da cho trẻ như rôm sảy, mẩn ngứa. Đồng thời, dầu tắm em bé cũng chứa các đặc tính của dầu tràm như sát khuẩn, ngừa nấm da, giữ ấm, xua đuổi côn trùng… đặc biệt, sản phẩm không làm cay mắt bé.

Cách sử dụng tinh dầu tràm để tắm cho bé như sau: Mẹ cho 2-3 giọt tinh dầu vào thau nước tắm có độ ấm vừa phải, sau đó nhúng khăn lông vào rồi nhẹ nhàng lau người cho bé. Mẹ nhớ lưu ý tránh các vùng mắt và mặt bé nhé, vì có vật lạ vào mắt đều sẽ khiến bé khó chịu. Để đảm bảo hiệu quả giữ ấm cho bé tốt nhất, bạn không cần tắm lại nước khác cho bé sau khi đã sử dụng tinh dầu.

Cách 6: xoa dầu tràm để giữ ấm cơ thể trẻ sau khi tắm

Mẹ nhỏ 1 đến 2 giọt dầu tràm nguyên chất vào tay sau đó thoa lên vùng ngực, lưng, bàn tay và bàn chân của trẻ. Điều này giúp giữ ấm cho bé, khí huyết được lưu thông, đồng thời có mùi hương dễ chịu giúp bé thư giãn.

Cách 7: Dầu tràm giúp phòng ngừa viêm mũi vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh các vấn đề cảm cúm, viêm mũi rất dễ xảy ra cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Vì vậy bạn nên dự trữ trong nhà một lọ tinh dầu tràm để phòng chống kịp thời các tình trạng khó chịu này. Đối với mẹ bầu, dùng tinh dầu thoa vào mũi, yết hầu và ngực, còn với trẻ sơ sinh thì thoa vào vùng chân, tay, và vớ của trẻ.

Cách 8: thoa dầu tràm trước khi chuẩn bị ra đường cho bé

Đây là cách tiếp theo mà bài viết gợi ý cho bạn trong các cách sử dụng tinh dầu tràm đúng chuẩn. Trước khi cho bé đi ra khỏi nhà ngoài việc trang bị che chắn cẩn thận các mẹ còn nên thoa một ít tinh dầu tràm lên vùng lòng bàn tay và chân, nhỏ vài giọt vào khăn quàng cổ. Việc này giúp chống được vi khuẩn, đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Cách 9: massage thư giãn cho trẻ

Dùng dầu tràm massage vừa giúp giữ ấm cơ thể, vừa làm bé ăn ngon, ngủ sâu giấc.

Trẻ em đôi lúc quấy khóc rất nhiều, những lúc này cho thấy trẻ cần được thư giãn, mẹ cần thoa 1 đến 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay mình, sau đó xoa đều 2 tay, 2 chân, phần đùi và mông của trẻ. Mùi hương của tinh dầu tràm làm cho bé thoải mái và bớt quấy khóc hơn.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm

3. Những Lưu Ý Khi Dùng Tinh Dầu Tràm

Để sử dụng hiệu quả tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Không dùng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng: Dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh có thể làm giảm khứu giác ở trẻ, khó khăn trong việc phân biệt mùi của mẹ dễ dẫn đến việc bé từ chối bú. Ngoài ra thì da bé rất mỏng, nhạy cảm nên việc sử dụng tinh dầu có thể gây tổn thương cho da.

Chú ý liều lượng sử dụng phù hợp: Các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chỉ bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh khi cần thiết: Những lợi ích mà tinh dầu tràm đem lại là nhiều vô kể, tuy nhiên hãy sử dụng đúng cách và đúng lúc không nên sử dụng tùy tiện và lạm dụng sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe bé

Tránh vùng da nhạy cảm khi dùng: Trong tinh dầu tràm có một số hoạt tính kháng khuẩn tương đối mạnh, vì thế các mẹ cần chú ý tránh thoa trực tiếp lên các vùng da nhạy cảm như da mặt, môi, khóe mắt của bé.

Tránh xa tầm tay trẻ em: Nếu chẳng may bé cầm chơi và nuốt phải tinh dầu tràm có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn,… Vì thế, để đảm bảo an toàn, hãy cất tinh dầu ở những nơi an toàn mà bé không lấy được.

Ngưng dùng tinh dầu tràm khi thấy bé có dấu hiệu dị ứng: Khi mẹ cho bé sử dụng tinh dầu tràm và thấy bé có các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn đỏ, quấy khóc liên tục, nôn ói,… hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý kịp thời.

Phân Phối Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Toàn Quốc – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Tinh Dầu Tràm

Tinh Dầu Tràm Giá: 190,000 Đ / Lọ 68ml

Ưu Đãi Đặc Biệt Mua 2 Tặng 1

Mua Tinh Dầu Tràm Ở Đâu Uy Tín ?

Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất

Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012

Cơ Sở 1: Số 40A Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội

Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0943.979.989 – 02422.606.011

Email: Ntdat29@yahoo.com